Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

Giá bán: 38,000 VNĐ  - Mã sản phẩm: BTCTL 06
Cặp Cặp chậu tròn gốm đất đỏ trồng lan gốm sứ Bát Tràng, chậu nhỏ số 2 có kích thước đường kính miệng 18cm, chiều cao chậu 12cm; Chậu lớn số 1 với đường kính miệng 22, chiều cao chậu 15cm
Cặp chậu gốm trồng lan hình với họa tiết đơn giản khắc trực tiếp trên thân chậu cho bạn một chiếc chậu đẹp dùng để trồng lan
Cặp chậu tròn gốm đất đỏ trồng lan được sản xuất hoàn toàn thủ công, có nhiều lỗ thoáng giúp lan không bị úng nước
Cặp chậu tròn gốm đất đỏ trồng lan thích hợp với nhiều loại lan như: Vũ nữ, hồ điệp, Cattleya, đai châu, hoàng thảo... với màu đất đỏ tô điểm cho sân vườn nhà bạn
Chậu gốm đất đỏ lục giác độc hại khi sử dụng
- Cung cấp với số lượng lớn với giá cả phải chăng - Giá của sản phẩm chưa bao gồm 10%VAT và giá vận chuyển. - Giá của sản phẩm là giá tại thời điểm cập nhập trên web, để biết chính xác về giá của sản phẩm xin liên hệ với chúng tôi qua đường điện thoại nóng hoặc qua email để có được thông tin chính xác

Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014

Làng gốm Phù Lãng

Làng gốm Phù Lãng thuộc xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 60 km và cách sông Lục đầu khoảng 4 km. Phù Lãng nằm bên bờ sông Cầu và có nhiều bến đò ngang suốt ngày chở khách qua lại. Địa danh Phù Lãng có thể có từ cuối thời Trần đầu thời Lê. Vào thời kỳ này, Phù Lãng có 3 thôn: Trung thôn, Thượng thôn, Hạ thôn. Phù Lãng được trong và ngoài nước biết đến với nghề gốm truyền thống
Lịch sử
Theo Tô Nguyễn, Trình Nguyễn trong sách Kinh Bắc-Hà Bắc thì ông tổ nghề gốm Phù Lãng là Lưu Phong Tú. Vào cuối thời Lý, ộng được triều đình cử đi sứ sang Trung Quốc. Trong dịp đi này, ông học được nghề làm gốm và truyền dạy cho người trong nước. Đầu tiên, nghề này dược truyền vào vùng dân cư đôi bờ sông Lục Đầu sau đó chuyển về vùng Vạn Kiếp (Hải Dương). Vào khoảng đầu thời Trần (thế kỷ 13) nghề được truyền đến đất Phù Lãng Trung. Nghề gốm Phù Lãng được hình thành và phát triển ở đây vào khoảng thời Trần, thế kỷ XIV. Hiện nay, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, một số nhà sưu tập còn lưu giữ và trưng bày một số sản phẩm gốm Phù Lãng có niên đại khoảng thế kỷ 17 - 19. Đó là sản phẩm gốm men nâu và những sắc độ của nó như men da lươn, vàng nhạt, vàng thẫm, vàng nâu...
Sản phẩm gốm
Gốm Phù Lãng tập trung vào 3 loại hình:
    * Gốm dùng trong tín ngưỡng (lư hương, đài thờ, đỉnh...);
    * Gốm gia dụng (lọ, bình, ang, chum, vại, bình vôi, ống điếu...);
    * Gốm trang trí (bình, ấm hình thú như ngựa, voi...).
Gốm Phù Lãng có nét sắc thái riêng biệt, đó là những sản phẩm gốm men nâu, nâu đen, vàng nhạt, vàng thẫm, vàng nâu… mà người ta gọi chung là men da lươn. Thêm nữa, nét đặc trưng nổi bật của gốm Phù Lãng là sử dụng phương pháp đắp nổi theo hình thức chạm bong, còn gọi là chạm kép, màu men tự nhiên, bền và lạ; dáng của gốm mộc mạc, thô phác nhưng khỏe khoắn, chứa đựng vẻ đẹp nguyên sơ của đất với lửa, và rất đậm nét của điêu khắc tạo hình.
Kỹ thuật làm gốm
Một xưởng sản xuất gốm gồm năm nhóm chính: tổ lò, tổ chuốt, tổ họa tiết, tổ men, tổ làm sạch.
Chọn và xử lý đất sét
Khác với những sản phẩm gốm lấy chất liệu từ “xương” đất sét xanh của Thổ Hà, sét trắng của Bát Tràng, gốm Phù Lãng được tạo nên từ “xương” đất đỏ hồng lấy từ vùng Thống Vát, Cung Khiêm (Bắc Giang). Đất được chở về Phù Lãng theo đường sông. Điều này rất thuận lợi do Phù Lãng không phải lấy đất sét tại chính làng họ, tránh phá vỡ cấu trúc địa chất và cảnh quan làng nghề.

Ðất để làm đồ sành phải là loại đặc biệt, có độ dẻo. Lấy được đất về, người thợ phải phơi cho đất bạc mầu trộn lẫn các lần đất, đập thành những viên nhỏ bằng ngón chân cái rồi mới cho "ngậm" nước, sau đó xéo tròn, nề đất, chọn sạn, phá, sa cho tới khi đất phải nhuyễn mịn như một miếng giò mới thôi. Một miếng đất trước khi chuốt phải nề, xéo tới chục lần mới thành khoanh cho lên bàn xoay nắn thành sản phẩm.

Dưới bàn tay của người thợ thủ công, đất sét được luyện thật nhuyễn, đảm bảo độ dẻo, mịn nhất định và được tạo hình trên bàn xoay bằng tay hoặc trên khuôn
Tạo hình
Về mặt tạo hình, gốm Phù Lãng được sử dụng nhiều phương pháp khác nhau trong nghệ thuật tạo dáng, với những hình khối đa dạng. Nhưng nhìn chung có thể quy vào hai phương pháp cơ bản: tạo hình trên bàn xoay và in trên khuôn gỗ hoặc khuôn đất nung rồi dán ghép lại. Mỗi loại hình sản phẩm, mỗi chủng loại hàng đều có những kỹ thuật, kỹ xảo riêng, tất cả đều nhằm đạt được hiệu quả tối đa về hai phương diện kinh tế và thẩm mỹ.

Cũng như nghề gốm Bát Tràng (Gia Lâm), và Thổ Hà (Bắc Giang), phương pháp tạo hình sản phẩm (có tiết diện tròn) là chuốt. Tất cả các sản phẩm được đưa lên bàn xoay tay. Hoạt động xung quanh bàn xoay tay cần phải có 2 người, trong đó một người chuyên ngồi chuốt, một người vần bàn xoay. Người vần bàn xoay đồng thời làm nhiệm vụ lăn đất thành đòn để chuốt (còn gọi là xe đòn). Sản phẩm sau khi đã tạo hình xong, để cho se dần, đến khi sờ tay vào không thấy dính, lúc bấy giờ người thợ tiến hành chúng, đấm, thúc bên trong của sản phẩm cho thành hình đồ vật, rồi lại để cho ráo. Lúc này nếu thấy sản phẩm có vết rạn nứt thì được vá lại bằng đất mịn và nát.
Tráng men
Chất liệu làm men tráng gồm có: Tro cây rừng (loại cây mà khi đốt, tàn tro trắng như vôi, như tàn thuốc. Ngày nay nghệ nhân Phù Lãng thường dùng tứ thiết là lim, sến, táu, nghiến), hai là vôi sống (vôi tả), ba là sỏi ống nghiền nát, bốn là bùn phù sa trắng. Bốn chất liệu này, sau khi sơ chế trộn đều với nhau theo một tỷ lệ nhất định rồi để khô, đập nhỏ cho vào nước, gạn qua rây bột, từ đó chế thành một chất lỏng quánh, vàng như mật ong. Khi sản phẩm còn ẩm, người thợ dùng chổi lông quét men lên bên ngoài của sản phẩm một lớp mỏng thích hợp rồi đem phơi. Sau khi quét men và phơi khô, sản phẩm có màu trắng đục
Nung
Sau công đoạn vào men và tạo mầu, phơi khô, sản phẩm được đưa vào lò nung ở nhiệt độ đến 1.000 độ C, để đảm bảo gốm sành nâu có lớp da ngoài đanh mặt, nhẵn bóng và chắc. Xếp sản phẩm trong lò nung phải tuân theo nguyên tắc tiết kiệm tối đa không gian trong lò. Chi phí cho mỗi mẻ đốt lò trung bình cũng phải 25 đến 30 triệu đồng, nếu không nắm vững kỹ thuật chọn đất, đốt lò... thì cả mẻ gốm phải bỏ đi. Một lò thường được một nghìn sản phẩm và phải đun liền trong ba ngày ba đêm. Vì vậy những sản phẩm đạt tiêu chuẩn phải có mầu da lươn vàng óng hay mầu cánh dán, khi gõ vào sản phẩm có tiếng vang. Mặc dù nằm tiếp giáp với vùng than (Quảng Ninh) nhưng nhưng ở Phù Lãng người ta vẫn sử dụng phương pháp truyền thống - dùng củi để nung, nhờ sự biến nhiệt khác nhau tạo ra những vết táp trên bề mặt gốm mà không phương pháp nào có thể thay thế nổi. Xương đất sét có màu hồng nhạt, khi nung ở nhiệt độ cao, xương gốm chuyển màu gan gà, với hai màu men chủ đạo là nâu vàng và nâu đen (thường gọi là men da lươn). Nếu vẻ đẹp của Bát Tràng là sự đa dạng về nước men, những nét vẽ tinh tế, thì hồn cốt của Phù Lãng được tạo nên từ sự dân dã, mộc mạc của nước men da lươn này.

Làng gốm Cậy

Cùng với các làng gốm Thổ Hà, Phù Lãng, Chu Đậu, Đông Triều, Bát Tràng…, gốm Cậy là làng nghề thủ công truyền thống lâu đời có một trình độ nghệ thuật cao, tạo được một dòng gốm men riêng biệt, làm phong phú gốm Việt Nam.
Cậy là tên nôm của làng Kệ Gián, thuộc tổng Binh Dã, huyện Đường An, thời Lê, nằm bên hữu ngạn sông Kẻ Sặt. Sát làng Cậy có làng Hương Gián, sau đổi là làng Nam Gián, thuộc tổng Triền Đỗ cùng huyện. Cả hai làng này cùng dựng lò gốm, công nghệ làm gốm hai làng giống nhau. Vì nằm sát bến đò Cậy nên người dân quanh vùng vẫn quen gọi vùng gốm nơi này là gốm Cậy.

Làng Cậy có trên 600 hộ, ngót 300 khẩu, hơn 300 mẫu ruộng. Người đông, ruộng đất ít, công nghệ gốm đã thu hút nhiều người tham gia. Khách lạ đến làng Cậy, cũng dễ nhận ra nơi đây là làng gốm cổ. Làng nằm bên bờ sông, nằm trên tầng tầng lớp lớp gốm vỡ. Đường làng ngõ xóm hầu như được làm từ các mảnh gốm.

Làng Cậy có ngôi đình lớn, thờ thành hoàng Bảo Phúc Đại Vương, sống vào đời Hùng Vương thứ 17, có công giúp Vua Hùng chống giặc ngoại xâm, nhưng không biết có phải ngài là ông tổ nghề gốm ở đây không? Hay chăng tổ nghề ở đây chỉ là truyền thuyết?

Sản phẩm gốm ở Cậy cũng rất đa dạng. Nào bát, đĩa, ấm, chén, bình hoa... Nhưng đặc biệt là có loại gạch lớn được nung rất khéo. Gạch này vốn là bao thơi của gốm. Gạch của làng Cậy chín già, có kích thước lớn, thường được dùng làm chân kê cột đình, cột chùa và lát các lối đi trong đền, đình rất đẹp.

Các lò gốm ở Cậy lấy nguyên liệu đất sét ở đâu? Theo các cụ già ở làng, từ xa xưa, người thợ gốm Cậy lấy đất sét ở hai bờ sông của làng làm gốm. Loại đất sét này rất mịn, tạo ra sản phẩm gốm óng chuốt. Sau này, nguồn đất sét ở quê cạn kiệt, người thợ gốm Cậy phải dùng đất sét cao lanh khai thác tận Đông Triều - Quảng Ninh. Ngày nay, men gốm Cậy vẫn phải dùng đất sét cao lanh ở Hồ Lao, Đông Triều, nghiền lẫn cùng tro trấu, tro củi lọc kỹ. Men gốm Cậy thường là men màu lam nhạt, mang phong cách gốm Cậy, khác hẳn gốm Thổ Hà, gốm Bát Tràng.

Theo một số tư liệu, gốm Cậy đã từng chiếm được thị trường trong và ngoài nước. Hiện tại, ở Bảo tảng Cổ vật Topkápu Sarêgi tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ có lưu giữ một bình gốm hoa lam của làng Cậy. Bình gốm này cao 66 cm, chân tròn như quả bí đỏ, cổ thẳng và cao, hơi loe miệng. Sườn và đáy lọ trang trí hoa dây. Thân lọ có 13chữ “Hán Thái Hòa bát niên, Nam Sách châu, tượng nhân Bùi Thị Hý bút”. Tạm dịch: Năm Thái Hòa thứ tám (1450) tại châu Nam Sách, thợ gốm Bùi Thị Hý vẽ.

Từng là một trong những địa chỉ “danh bất hư truyền” của gốm, tuy nhiên, hiện làng Cậy chỉ còn hơn 10 hộ duy trì nghề sành sứ, sản phẩm chủ yếu vẫn là chén bát, quy mô sản xuất nhỏ lẻ và manh mún. Hiện làng chỉ còn hai nghệ nhân gìn giữ được kỹ thuật bí truyền của gốm cổ xưa.

Làng gốm Thổ Hà

Cách Hà Nội hơn 40km, khác với làng gốm Bát Tràng buôn bán sầm uất, làng gốm Thổ Hà xã Vân Hà, huyện Việt Yên, Bắc Giang. Nằm êm đềm bên con sông Cầu. Bước chân vào tới đầu làng, ấn tượng đầu tiên của Thổ Hà là sự mộc mạc, chân chất. Những con đường nho nhỏ, những mái ngói cổ và những bức tường trần với màu nâu đỏ mộc mạc.... tất cả đều gợi lên sự yên bình.
Nghề gốm, một nghề thủ công cổ truyền đặc sắc của Thổ Hà không kém phần nổi tiếng so với gốm Bát Tràng, Hà Nội. Theo lời kể của bác Trịnh Đắc Tân, một người con của làng Thổ Hà và cũng là một nghệ nhân làm gốm Thổ Hà có tiếng thì nghề gốm nơi đây có từ thế kỉ XIV. Để có thể tạo ra được các loại sản phẩm rất bền đẹp như chum, vại, kiệu... màu nâu sẫm, màu da lươn, người ta phải mua đất sét từ Choá (Yên Phong) cách xa gần 10 ki-lô-mét, hoặc mua đất sét ở Xuân Lai, cách 12km và phải chở qua sông rất vất vả. Đó là loại sét vàng "lõi mít", sét xanh "búp o­ng", ít sạn và tạp chất có đặc tính dễ tạo hình và định hình khi nung ở nhiệt độ cao. Cũng nhờ vậy mà Thổ Hà có thể tạo ra các sản phẩm cỡ lớn với dung tích 400-500 lít được nhân dân ta mua dùng nhiều.

Xưa kia nghề gốm đã giúp người dân Thổ Hà trở nên giàu có nhất nhì vùng Kinh Bắc. Nhịp sống của làng gốm rất sôi động. Tinh mơ chợ gốm đã họp ở đầu dốc. Những đoàn xe thồ, gánh hàng rong... từ các nơi dồn đổ về. Hàng bày la liệt, chất ngất đủ kiểu, màu sắc, loại men... tha hồ lựa chọn. Cũng nhờ làng nghề phát triển mà người dân Thổ Hà đã xây được rất nhiều từ chỉ, điếm, đình và chùa. Còn người dân các làng lân cận như: làng Giềm, Đại Lâm thường kéo nhau sang bên Thổ Hà làm thuê... Thế nhưng, khi đồ nhựa ra đời thì người làng Thổ Hà không tìm được đầu ra cho sản phẩm, lượng gốm tiêu thụ giảm đi đáng kể và cứ thế gốm mất dần thị trường và Thổ Hà cũng bị mai một dần nghề cổ truyền... Giờ đây người ta nhắc tới Thổ Hà bằng cái tên mới : Làng làm bánh đa nem.

Với những người say mê phong cảnh hữu tình của làng Việt, với những nghệ sĩ, nghệ nhân muốn tìm cảm hứng sáng tác thì làng gốm cổ Thổ Hà luôn là điểm đến đầu tiên. Bởi Thổ Hà là một ngôi làng còn lưu giữ được nhiều nét cổ xưa của một làng nghề miền Bắc Việt . Hình ảnh đầu tiên gây cảm xúc cho chúng tôi khi đặt chân đến nơi đây là những con đò đơn sơ đậu bên bến nước với những cây si già buông chùm rễ dài xù xì xuống dòng sông. Lũ trẻ làng vắt vẻo trên cành cây, tiếng cười đùa lanh lảnh lan tỏa trên mặt nước. Ngay trên bến có một ngôi đền cổ thờ Thành Hoàng. tường gạch rêu phong. Ông tổ của nghề gốm làng Thổ Hà được cho là tiến sĩ Đào Trí Tiến. Ông đã học được nghề gốm trên đường đi sứ Trung Quốc và truyền lại cho dân làng từ thế kỷ XIV.

Cạnh ngôi đền là một quán nước nhỏ, bàn ghế gỗ cũ kỹ trên nền đất lồi lõm. Bà chủ quán mái tóc bạc phơ, hiền hậu, ngồi nhai trầu bỏm bẻm như trong truyện cổ tích. Những con đường trong làng nhỏ hẹp và đều được lát bằng thứ gạch đỏ truyền thống đã mòn vẹt vì thời gian. Nhà cửa san sát, mái ngói nhuốm màu rêu phong. Những bức tường không trát vữa, có chỗ chỉ là những viên gạch, ngói nung hay tiểu sành được xếp chồng lên nhau theo tầng, theo lớp, tạo nên một sự độc đáo trong xây dựng. Cổng làng, đình, chùa nơi đây mang dáng dấp, màu sắc cổ xưa và hầu hết đều được xây bằng gạch thô không trát vữa...

Cổng làng Thổ Hà bề thế với lối kiến trúc cổ kính, trầm mặc mà dân dã được làm từ đôi bàn tay của những nghệ nhân dân gian của làng, thể hiện sự thịnh vượng của nghề gốm xưa kia. Đình làng Thổ Hà được dựng năm 1692, đây là công trình văn hoá được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia. Hoa văn rồng phượng ẩn hiện trong mây hài hoà cùng người và cỏ cây, hoa lá, muông thú còn ghi lại dấu ấn bàn tay tài hoa của người thợ khắc. Theo tấm bia cổ để lại, đình Thổ Hà là kết quả công sức đóng góp của toàn thể dân làng Thổ Hà. Ngôi đình là công trình thể hiện niềm tự hào của các thế hệ người dân Thổ Hà. Chùa Thổ Hà có tên chữ là Đoan Minh tự được xây dựng vào năm 1679, quy mô lớn, bao gồm tam quan, gác chuông và tiền đường. Tam quan chùa nằm sát sau đình. Qua Tam quan một quãng xa mới tới gác chuông, phía trước có hai sấu đá, bên phải là bia chùa. Gác chuông và tiền đường được chạm trổ lộng lẫy với các đề tài rồng mây, hoa lá. Trong chùa có tượng Phật Quan Âm ngồi tòa sen trên một bông hoa to hơn, lại đặt nghiêng trên một bông hoa đang nở, hai bên có hai người đỡ và dưới cùng là một gốc cậy vững chãi…

Hoàng hôn buông xuống, ánh nắng vàng soi nghiêng, những vòm cổng, những ngôi nhà, ngôi chùa cùng ngôi đình cổ kính, những bức tường được xây bằng gốm nung được chiếu vào toát lên vẻ đẹp vàng, đỏ in dấu vết của thời gian. Vẻ đẹp cổ kính ở những khu kiến trúc cổ, làng cổ cùng với những nghề in đậm hồn quê, Thổ Hà đang là một địa chỉ quen thuộc và hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đến tham quan.

Danh sách nghệ nhân làng Bát Tràng

Ai cũng biết, Bát Tràng là làng có nghề gốm sứ truyền thống nổi tiếng ở thủ đô Hà Nội. Với bàn tay tài hoa, người thợ gốm Bát Tràng đã biến những nắm đất sét vô hồn, vô tri thành những tác phẩm nghệ thuật tinh túy và sinh động. Danh sách các nghệ nhân làng gốm Bát Tràng, giúp các bạn có được hình dung về những người đang ngày sáng tạo thêm sản phẩm mới cho làng nghề.
 I. Làng cổ Bát Tràng (Thuộc thôn Bát Tràng, xã Bát Tràng)
1. Nghệ nhân Trần Độ
Phục chế gốm cổ Thăng Long, gốm men nâu đời Trần và sáng chế nhiều bài men đẹp, độc đáo. Đây cũng là nghệ nhân nổi tiếng nhất của làng nghề Bát Tràng, lò gốm của ông đã vinh dự được tiếp nhiều nhà lãnh đạo cấp cao ghé thăm như: Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Nguyên phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, Tổng bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng
2. Nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn
Chuyên sâu về lĩnh vực phục chế gốm cổ như: bình gốm men rạn truyền thống, đắp hoa văn nổi, đắp phù điêu theo các tích cổ…
3. Nghệ nhân Tô Thanh Sơn
Phục chế men Lam thời Nguyễn, pha chế thành công men rạn thời hiện đại.
4. Nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng
Nổi tiếng với tài năng vẽ. Ông cũng là con của nghệ nhân Nguyễn Văn Cổn – Một trong số ít các nghệ nhân của làng gốm Bát Tràng xưa.
5. Nghệ nhân Lê Minh Châu
Chuyên sâu về các loại bình lo hoa các cỡ. Con trai ông, anh Lê Minh Ngọc cho ra đời chiếc độc bình cao nhất Việt Nam (với chiều cao 3,2m đã được ghi vào sách kỷ lục Việt Nam), chiếc độc bình này đã được tham gia trưng bày tại nhiều triển lãm gốm sứ Bát Tràng như: Triển làm gốm sứ Bát Tràng tại Văn Miếu, Vân Hồ, chợ gốm Bát Tràng…
6. Nghệ nhân Vũ Đức Thắng
Tôt nghiệp Đại học Mỹ thuật công nghiệp, ông chuyên sâu về cá loại men màu, các sản phẩm của ông đều mang tính mỹ thuật cao
7 – 8 Nghệ nhân Nguyễn Lợi và nghệ nhân Phạm Thị Châu
Đây là trường hợp duy nhất ở Bát Tràng mà cả hai vợ chồng đều được phong làm nghệ nhân, cả hai vợ chồng nghệ nhân đều tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội
8. Nghệ nhân Trần Hợp
Nổi tiếng với hai nước men Kết tinh và Huyết dụ
9. Nghệ nhân Nguyễn Khang
Chuyên sâu về tranh sứ và và tranh gốm. Khang Oanh là một thương hiệu nổi tiếng trong thị trường tranh gốm sứ ở làng Bát Tràng
II. Làng Giang Cao (Thuộc thôn Giang Cao, xã Bát Tràng)
1. Nghệ nhân Đào Văn Cam
Tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Đông Dương xưa, nay là Đại học Mỹ thuật Yết Kiêu, ông chuyên sâu về đồ gốm giả cổ.
2. Nghệ nhân Nguyễn Ánh Dương
Chuyên sâu về men giả đồng.
3. Nghệ nhân Lê Quang Chiến
Họa sỹ, giảng viên Đại học Mỹ thuật Công nghiệp

Danh hiệu “Nghệ nhân Hà Nội” do sở Văn hóa và Thông tin Hà Nội ban tặng và trao bằng công nhận thông qua các cuộc thi

Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

Tới Văn Miếu những ngày này, người xem như được ngược dòng thời gian về nhiều thế kỷ trước qua 1.000 sản phẩm gốm giả cổ của nghệ nhân Trần Độ. Đây cũng là món quà của một người con làng nghề dâng lên Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.


Mọi người gọi ông là một trong những nghệ nhân tiêu biểu của gốm Bát Tràng đương đại, hay vua men gốm Bát Tràng nhưng những danh xưng có lẽ không đủ sức nặng bằng những sản phẩm do ông sáng tạo ra được giới thiệu tại triển lãm “Hồi cố và thể nghiệm” đang diễn ra. Gốm Trần Độ hội tụ các tinh hoa của gốm Bát Tràng, vừa mang tính dân tộc, vừa có sự cách tân, đổi mới.
Trong các tác phẩm của ông, có thể thấy bóng dáng nhiều dòng gốm men cổ Việt Nam như: Gốm men ngọc thế kỷ 11, gốm hoa nâu thời Lý, gốm hoa lam thời Mạc, men nhiều màu thời Hậu Lê - Nguyễn, gốm men rạn... Tại triển lãm, có nhiều sản phẩm như các loại ấm rượu, ché, cặp choé, các mẫu thạp chạm khắc, bình gốm hoa lam thời Mạc, các loại chân đèn, lư hương… mang hồn của Bát Tràng xưa, mang hơi thở của truyền thống gốm sứ Việt.

Bên cạnh những mẫu gốm tạo dáng và trang trí kế thừa truyền thống tác phẩm của nghệ nhân Trần Độ còn trở nên đặc sắc với những màu men mới như màu men chảy, màu thuý lam, màu men đỏ… Một trong những tác phẩm tiêu biểu của triển lãm lần này là tượng “cụ rùa Hồ Gươm” là món quà độc đáo mà Trần Độ đã dành nhiều tâm sức thể hiện, tạo một món quà nghệ thuật quý chào mừng kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội.
Nói về nghệ nhân Trần Độ, ông Trần Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiết lộ: “Trần Độ chọn cho mình một lối đi riêng, không hề đơn giản: Tìm tòi phục chế những hình khối, màu men cổ. Đến nay, trong gia tài Trần Độ đã có được trên 70 bài men cổ. Riêng dòng men ngọc, ông có tới 12 công thức khác nhau, tạo ra 12 biến tấu của loại men này. Rồi men lam, men rau, men đá, men chảy, men nâu, men đen...

Men nâu là mầu nâu trầm rất lạ chưa thấy có ở Bát Tràng. Dùng những bài men đó, ông đã tái phục chế lại hàng trăm sản phẩm gốm cổ từ thời Lý - Trần - Lê như lư hương, chân đèn, bình, lọ, chum, choé, bát đĩa được thể hiện qua các lớp men rạn, men chảy các màu trắng, nâu, xanh ngọc... mà vẫn giữ được những hoa văn cổ xưa, chất men giản dị và thanh thoát. Và trong số nghệ nhân tên tuổi ở làng Bát Tràng, người đã làm ra nhiều tác phẩm gốm được chọn làm quà tặng ngoại giao của Chính phủ nước ta, cũng chính là nghệ nhân Trần Độ”.

Trong 80 món quà tặng, gồm những sản phẩm phục cổ, giả cổ mà Văn phòng Chính phủ đặt làm quà lưu niệm cho các nguyên thủ quốc gia tham dự Hội nghị Cấp cao ASEM5 tổ chức tại Hà Nội tháng 10-2004 phải kể tới một chiếc bình rượu cổ triều Mạc có chất lượng và dáng vẻ tuyệt đẹp. Một năm sau đó, ông là người duy nhất được chọn thực hiện lô hàng đặc biệt gồm 219 món đồ gốm với gần 10 loại sản phẩm phục chế theo nguyên mẫu còn lưu giữ trong sách cổ và mẫu lưu tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.

Đó là một chiếc đỉnh triều Nguyễn được tặng cho Tổng thống Mỹ, một đôi bình thời Trần có hình ảnh vợ chồng Thủ tướng Canada, chiếc bình tặng Thủ tướng Nhật Bản... Những “món đồ đất có hồn” của Trần Độ cũng đã theo chân Thủ tướng Phan Văn Khải sang Hoa Kỳ, Canada làm quà cho các chính khách nước sở tại. “Đó không chỉ là niềm tự hào gốm truyền thống Bát Tràng mà còn khẳng định một sức sống mãnh liệt ẩn dưới lớp áo cứ ngỡ là vô tri của đất…”.

10 tuổi, Trần Độ đã bước vào thế giới của gốm. Ông chia sẻ: “Thời điểm ấy, bàn tay non nớt của một đứa trẻ phải giã từ những trò chơi cùng chúng bạn đồng trang lứa, tôi không có tham vọng trở thành một nghệ nhân gốm như bây giờ”. Thế nhưng, sự kì diệu không báo trước và mối lương duyên tiền định đã chọn Trần Độ là người đại diện khơi nguồn cho hồn gốm cổ.

Với tài năng thiên bẩm, sự tinh tế và đồng cảm tuyệt vời cộng với một trái tim đầy rung cảm nghệ thuật, Trần Độ sớm nhận thấy và lĩnh hội được những tinh tuý mà cha ông đã ngàn năm đúc kết. Với Trần Độ, nghề gốm không phải là con đường mưu cầu những danh lợi vật chất mà chỉ là sự thoả mãn khát vọng vực dậy dòng gốm cổ đang chìm dần vì sự “đè nén” của dòng gốm thương mại đang tung hoành.

Những giải thưởng, bằng khen không làm ông bằng lòng mà trái lại trở thành động lực thôi thúc ông khát khao hướng tới một nghệ thuật đích thực. Để có được thành công từ bí quyết của việc phục chế các màu men cổ có lẽ nghệ nhân là người hiểu hơn ai hết những thất bại đã trải qua.

Ông tâm sự, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có lần tới thăm cơ sở sản xuất của tôi đã căn dặn, động viên tôi phải nghiên cứu, tìm tòi, khôi phục giữ gìn được kho tàng gốm cổ, nhất là trong bối cảnh “chảy máu” cổ vật hiện nay” càng làm cho tôi thêm quyết tâm. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, nhiều thương nhân, thợ thủ công từ các nơi tìm về Thăng Long lập nghiệp.

Bát Tràng tuy là ngoại thành nhưng là một dải đất quý của Thăng Long, nơi đây mang một thứ mà nội đô không có ấy là thứ đất sét trắng làm nên những sản phẩm chất chứa hồn cốt bao đời của văn hoá Thăng Long. Bởi lẽ đó mà không có lí gì người con Bát Tràng như tôi lại không làm gì đó để phát huy cái báu vật trời cho ấy để gìn giữ và phát huy nghề truyền thống tổ tiên.
Làng gốm Bát Tràng cách trung tâm Hà Nội hơn 10km. Bất cứ ai ở ngôi làng 500 năm tuổi này cũng đều biết làm gốm, nhưng bậc phù thủy của Đất - Nước và Lửa - ba đại lượng trong phương trình của gốm thì phải kể đến Trần Độ - một trong những tài hoa giữ hồn gốm cổ…
Thế hệ thứ 18 của dòng họ “kiếm cơm từ đất”


Năm 1975 ông vào làm công nhân xí nghiệp gốm sứ Bát Tràng. Sau hai năm, ông lên đường nhập ngũ, năm 1982 ra quân ông trở về công tác tại Xí nghiệp sứ Bát Tràng sau đó là HTX Ánh Hồng, ông từng được cử đi 6 tỉnh phía Nam công tác để nghiên cứu về gốm sứ. Năm 1989, ông quyết định mở lò sản xuất các sản phẩm gốm theo đường lối riêng của mình.
Trần Độ là tác giả của 80 món quà tặng, gồm những sản phẩm phục cổ, giả cổ, trong đó có một chiếc bình rượu cổ triều Mạc mà Văn phòng Chính phủ đặt làm quà lưu niệm cho các nguyên thủ quốc gia tham dự Hội nghị Cấp cao ASEM5 tổ chức tại Hà Nội tháng 10-2004. Một năm sau đó, ông là người duy nhất được chọn thực hiện lô hàng đặc biệt gồm 219 món đồ gốm với gần 10 loại sản phẩm phục chế theo nguyên mẫu còn lưu giữ trong sách cổ và mẫu lưu tại Bảo tàng Nghệ thuật, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
Những “món đồ đất có hồn” này sau đó đã theo chân Thủ tướng Phan Văn Khải sang Hoa Kỳ, Canada làm quà cho các chính khách nước sở tại. “Đó không chỉ là niềm tự hào gốm truyền thống Bát Tràng mà còn khẳng định một sức sống mãnh liệt ẩn dưới lớp áo cứ ngỡ là vô tri của đất… ” – Trần Độ nói. Lò gốm của ông đã từng được đón tiếp nhiều nhà lãnh đạo cao cấp của đất nước như nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng...

“Ông vua men gốm”

Người làm gốm tài danh của Bát Tràng, mỗi người làm gốm đều có sở trường khác nhau. Có người chú ý nhiều về đường thẳng, tam giác, so le, cắt vát làm sao cho nước men sáng mầu, ít vẽ trang trí. Có người lại rất chú ý đến những loại men mới, kiểu tráng men hai lớp khác nhau trong một sản phẩm hoặc cho ra những đồ gốm thô, gốm men chảy…
Trần Độ chọn cho mình một lối đi riêng, không hề đơn giản: tìm tòi phục chế những hình khối, màu men cổ.
Đến nay, trong gia tài Trần Độ đã có được trên 70 bài men cổ. Riêng dòng men ngọc, ông có tới mười hai công thức khác nhau, tạo ra 12 biến tấu của loại men này. Rồi men lam, men rau, men đá, men chảy, men nâu, men đen... Men nâu là mầu nâu trầm rất lạ chưa thấy có ở Bát Tràng. Dùng những bài men đó, ông đã tái phục chế lại hàng trăm sản phẩm gốm cổ từ thời Lý - Trần - Lê như lư hương, chân đèn, bình, lọ, chum, choé, bát đĩa được thể hiện qua các lớp men rạn, men chảy các màu trắng, nâu, xanh ngọc... mà vẫn giữ được những hoa văn cổ xưa, chất men giản dị và thanh thoát. Hơn 50 hiện vật ông phục chế đều đã cung tiến cho Ban Quản lý di tích đền Hùng (Phú Thọ), Đền Đô (Bắc Ninh), Đền Cổ Loa, Khu Di tích vua Lê, và Trung tâm Hoạt động Văn hoá - Khoa học Văn Miếu (Hà Nội).
Trần Độ sinh năm 1957, là thế hệ thứ 18 của dòng họ Trần làm gốm ở Bát Tràng. Ngay từ năm lên 10 tuổi, ông đã tỏ ra là người có duyên với đất khi mày mò tự mình làm ra những đồ vật bắt mắt, khiến ngay những người thợ cao niên cũng phải kinh ngạc.
Một số sản phẩm gốm cổ dưới bàn tay phục chế của Trần Độ
Một số sản phẩm gốm cổ dưới bàn tay phục chế của Trần Độ

Nếu như men ngọc, được các khách hàng châu Âu vô cùng ưa chuộng, thì cách đây 10 năm, qua cuộc triển lãm gốm Việt - Nhật tại Hà Nội với men nâu ông cũng đã dành được nhiều hợp đồng với các doanh nhân người Nhật. 150 mẫu sản phẩm phục chế hình khối, màu men cổ của ông đã được những khách hàng người Nhật tiếp tục mang đi giới thiệu ở các nước khác. Nói như Trần Độ: “Gam màu trong bức tranh văn hóa của Bát Tràng đã được góp phần nhỏ tạo nên những ấn tượng trong lòng những người nước ngoài về một thứ sản phẩm văn hóa được con người thổi hồn vào đất…”.
Với Trần Độ, men không chỉ được tạo ra từ tháng ngày lao động miệt mài mà có những bài men được chắt ra từ “máu và nước mắt”: Nó được chắp nối từ những ý tưởng chập chờn trong lúc tỉnh, lúc mơ, như một thứ sắc màu của ảo ảnh, phải nhìn bằng con mắt của cõi “tâm” mới thấy hết được những cao siêu, thoát tục của nó. Và trong ngôn ngữ men của Trần Độ điều mà nhiều người cảm nhận được là màu sắc của Phật giáo. Đó là một thứ ngôn ngữ trần tục đấy mà thoát tục đấy, rõ là sắc màu của đời thường mà cũng chập chờn như của cõi hư vô…
Trần Độ chia sẻ: “Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, nhiều thương nhân, thợ thủ công từ các nơi tìm về Thăng Long lập nghiệp. Bát Tràng tuy là ngoại thành nhưng là một dải đất quý của Thăng Long, nơi đây mang một thứ mà nội đô không có ấy là thứ đất sét trắng làm nên những sản phẩm chất chứa hồn cốt bao đời của văn hóa Thăng Long. Một số thợ gốm Bồ Bát đã di cư ra đây cùng họ Nguyễn Ninh Tràng lập lò gốm, gọi là Bạch Thổ phường (phường Đất Trắng)”.
Trần Độ giành Huy chương "Bàn tay vàng" do Liên hiệp HTX Thủ công nghiệp trung ương tặng năm 1990; Giải thưởng Đôi bàn tay vàng của Hội Mỹ thuật Đông Dương (1999). Giải thưởng Hà Nội vàng do Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng cùng ban tổ chức Hội chợ Doanh nghiệp VN hướng tới 1000 năm Thăng Long – Hà Nội phong tặng (2002); Giải vàng Ngôi sao Việt Nam (Hội Mĩ thuật Việt Nam); Từng tổ chức thành công triển lãm Hành trình về quá khứ là 1 trong 5 thợ gốm trẻ của làng gốm Bát Tràng nhận danh hiệu nghệ nhân do Bộ văn hoá phong tặng...
Đến đầu làng Bát Tràng hỏi thăm nghệ nhân Vũ Đức Thắng thì ai ai cũng biết. Ông nổi tiếng trong làng gốm với tài đắp nổi, khắc hoa văn trên gốm (còn gọi là Ám hoạ)- các kỹ thuật mà hiện chỉ còn rất ít người làm gốm ở Bát Tràng làm được.
Nghệ nhân Vũ Đức Thắng cũng nổi tiếng trong giới làm gốm vì được nhiều giải thưởng trong và ngoài nước. Ngôi nhà, cửa hàng giới thiệu sản phẩm và cơ sở sản xuất của nghệ nhân Vũ Đức Thắng luôn là điểm dừng chân khá yêu thích của du khách trong và ngoài nước khi đến với Bát Tràng. Mới đây, Cục Di sản (Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch) đã công nhận đó là một trong ba điểm đến hấp dẫn dành cho du khách khi đến thăm làng gốm Bát Tràng. Và nghe nói người nghệ nhân này cũng vừa được Thành phố Hà Nội đề nghị phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú- danh hiệu lần đầu tiên trong ngành thủ công mỹ nghệ.

Bình gốm với hoa văn đắp nổiChúng tôi tìm đến ông vì tò mò về hai sản phẩm gần đây nổi tiếng khắp giới làm gốm cả nước. Đó là hai chiếc bình gốm độc đáo hiếm có, cao gần 1m với hoạ tiết đắp nổi là những dấu ấn lịch sử vẻ vang của dân tộc và những địa danh nổi tiếng cả nước dự kiến sẽ trưng bày trong dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. Đi qua gian hàng trưng bày sản phẩm, qua một vườn cây cảnh rất đẹp, hai chiếc bình được bày trước gian nhà mới xây kiểu cổ của ông. Đồ đạc, nhà cửa, vườn tược đều rất lạ cho thấy chủ nhân rất có gu thẩm mỹ. Người nghệ nhân này cũng rất lạ, không thích nói về mình mà chỉ nói về nghề gốm. Ông chỉ bắt đầu câu chuyện bằng câu nói: “Không có nghề gốm thì không có Vũ Đức Thắng hôm nay”.
Hơn 40 năm theo nghề gia truyền, ông tâm sự, thời gian đó chẳng đáng là bao so với tuổi đời hơn 600 năm của làng nghề. Nhưng bí quyết của kỹ thuật làm nghề truyền thống và những kiến thức được học trong những năm tháng ngồi ở trường Cao đẳng Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội đã giúp cho tay nghề của người nghệ nhân này ngày một vững vàng hơn và hun đúc lên những ý tưởng độc đáo, mới mẻ. Hai chiếc bình đắp nổi- sản phẩm ông dự định sẽ đem trưng bày trong là sản phẩm của những ý tưởng độc đáo đó. Mỗi chiếc bình cao gần 1m, một chiếc có những hoạ tiết đắp nổi là những hình ảnh về một giai đoạn lịch sử nổi bật của dân tộc: từ thời đại của Vua Hùng đến các triều Lý, Trần, Lê, rồi chiến thắng Điện Biên và Đại thắng mùa xuân 1975…Một chiếc lại lấy những phong cảnh đã trở thành “hồn” của đất nước, của Hà Nội làm chi tiết trang trí: Từ Đền Ngọc Sơn, Cầu Thê Húc đến Chùa Một Cột, Lăng Bác Hồ…rồi thác Bản Giốc, Vịnh Hạ Long đến dòng sông Hương… đều được thể hiện một cách tinh xảo dưới đôi tay của người nghệ nhân tài hoa. Vợ của nghệ nhân Vũ Đức Thắng tự nhận là người giúp việc của ông, chia sẻ với chúng tôi: “Những người vuốt được bình lớn bằng tay hiện ở Bát Tràng cũng không còn nhiều. Còn làm hoa văn đắp nổi thì chỉ có duy nhất nhà tôi. Kỹ thuật thế nào thì tôi không biết rõ lắm nhưng thấy ông ấy cặm cụi vất vả tối ngày. Vuốt tay như thế, có làm cả ngày cũng chỉ được 10- 15cm sản phẩm, chưa kể tất cả các hoa văn, hoạ tiết đắp nổi đều làm bằng tay, không máy móc, không khuôn đúc nào hỗ trợ, mỗi một góc trang trí ấy có khi thấy ông ấy làm cả tháng trời”.
Nhưng đó chưa phải là khó khăn, khắc nghiệt duy nhất của nghề gốm. Để làm được một sản phẩm mộc đầy tinh xảo như thế đã khó, công đoạn nung sản phẩm cũng không kém phần quan trọng. Bởi vì, nếu công đoạn nung không được thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật khắt khe thì dù tạo hình đẹp đến mấy, sau khi ra lò, sản phẩm ấy cũng chỉ là đồ thứ phẩm. Một sản phẩm đạt được chất lượng là khi ra lò, không có một vết rạn nứt, giữ nguyên các đường nét như trước khi vào lò.
Được hỏi vì sao có ý tưởng làm những chiếc bình độc đáo hiếm có này, ông cười nói: “Tôi làm các hoạ tiết, hoa văn đắp nổi từ lâu. Những hoa văn trang trí ấy mềm hóa sản phẩm và làm những cốt đất trở nên có hồn”.
Là một trong số ít những nghệ nhân nổi tiếng với tay nghề vững vàng, Vũ Đức Thắng còn là người tiên phong trong việc đưa những ý tưởng mới mẻ vào làm hiện đại hoá các sản phẩm truyền thống. Ông chia sẻ: “Người thợ muốn hoàn thiện bản thân và nâng tầm sản phẩm phải không ngừng sáng tạo. Đó là kinh nghiệm của bản thân tôi”. Những sản phẩm độc đáo của ông đã nói lên điều đó.
Nghệ nhân Vũ Đức Thắng đang cố gắng hoàn tất các sản phẩm kịp tham dự vào ngày hội kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội. Ông cho biết sẽ cố gắng làm khoảng 100 sản phẩm. Chiêm ngưỡng các sản phẩm này hồi lâu mới thấy rõ được sự tinh xảo, cầu kỳ đến từng chi tiết để rồi thán phục đôi bàn tay tài hoa khéo léo, ý tưởng độc đáo của người nghệ nhân làm gốm. Sự tinh tế của người nghệ nhân toát lên trên sản phẩm không chỉ ở hình thức mà nét độc đáo hơn là sản phẩm chính là bức tranh nghệ thuật đầy trí tuệ.
Được biết, chính gia đình sẽ phải chịu các chi phí bảo quản, vận chuyển các sản phẩm nghệ thuật độc đáo này để đưa đến trưng bày trong dịp chào mừng Thủ đô 1000 năm tuổi. Không làm vì danh, không làm vì lợi, đó là những điều mà chúng tôi cảm nhận được từ người nghệ nhân ấy. Với nghệ nhân Vũ Đức Thắng, những việc ông đã đang và sẽ làm là giữ gìn nét đẹp và tinh hoa của làng nghề không chỉ là niềm đam mê mà còn là bổn phận và trách nhiệm của người thợ, người con của làng nghề Bát Tràng.
Ông đã đạt được các giải thưởng:
- Giải thưởng Bàn tay vàng – The Golden Hand Award (năm 1999)
- Giải tinh hoa Việt Nam tại ngày hội hàng TCMN và sản phẩm văn hóa (năm 2004).
- Giải Ngôi sao Việt Nam (năm 2006)
- Giải bạc Ngôi sao Việt Nam tại ngày hội hàng TCMN Việt Nam (năm 2002).

Thứ Bảy, 13 tháng 9, 2014

Làng Bát Tràng

Gốm Bát Tràng là tên gọi chung cho các loại đồ gốm được sản xuất tại làng Bát Tràng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Theo nghĩa Hán Việt, chữ Bát là bát ăn của nhà sư theo tiếng Phạn là Patra, chữ Tràng còn đọc là Trường nghĩa là cái sân lớn, là mảnh đất dành riêng cho chuyên môn.
Theo các cụ già trong làng kể lại, chữ Bát bên trái là bộ "Kim" ví với sự giàu có, "bản" có nghĩa là cội nguồn, nguồn gốc. Dùng chữ Bát như vậy để khuyên răn con cháu "có nghề có nghiệp thì cũng không được quên gốc". Hiện nay, tại các đình, đền và chùa ở Bát Tràng đều vẫn còn các chữ Bát Tràng được viết bằng chữ Hán.
 
Vị trí xã Bát Tràng
Vị trí xã Bát Tràng qua Google map từ trên cao
Vị trí xã Bát Tràng qua Google map từ trên cao
Xã Bát Tràng là tên gọi cũ của làng Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội từ trước năm 1945. Trước đây hơn 700 năm, người dân thôn Bát Tràng di cư từ làng Bồ Bát (xã Bồ Xuyên và trang Bạch Bát thuộc tổng Bạch Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên, trấn Thanh Hóa ngoại, nay là hai thôn của xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình[1]), theo vua Lý Công Uẩn rời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, đến vùng đất bồi trên bờ sông Hồng, lập phường làm nghề gốm (gạch xây dựng); lúc đầu thôn Bát Tràng được gọi là Bạch Thổ Phường, Xã Bát Tràng (tức làng Bát Tràng ngày nay) thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh) sinh sống chủ yếu bằng nghề làm gốm sứ và buôn bán và làm quan. Thời nhà Hậu Lê, xã Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc. Sang thời nhà Nguyễn, năm 1822 trấn Kinh Bắc đổi làm trấn Bắc Ninh, năm 1831 đổi làm tỉnh Bắc Ninh, lúc này xã Bát Tràng thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An. Đến năm 1862 chia về phủ Thuận Thành và năm 1912 chia về phủ Từ Sơn. Từ tháng 2 đến tháng 11 năm 1949, huyện Gia Lâm thuộc về tỉnh Hưng Yên. Từ năm 1961 đến nay, huyện Gia Lâm thuộc ngoại thành Hà Nội. Năm 1948, xã Bát Tràng nhập với xã Giang Cao và xã Kim Lan lập thành xã Quang Minh. Từ năm 1964, xã Bát Tràng được thành lập gồm 2 thôn Bát Tràng và Giang Cao như hiện nay.

Năm 1958, nhà nước thực hiện đào sông Bắc Hưng Hải - Đại thuỷ nông Bắc Hưng Hải làm thuỷ lợi tưới tiêu cho một vùng đồng ruộng rộng lớn của 3 tỉnh: Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, tạo ra thêm một con đường mới đi vào xã Bát Tràng, vì vậy từ Hà Nội, có thể theo đường thuỷ từ bến Chương Dương hoặc bến Phà Đen, xuôi sông Hồng đến bến Bát Tràng, cũng có thể theo đường bộ qua cầu Chương Dương (hay cầu Long Biên) rồi theo đê sông Hồng đến dốc Giang Cao rẽ xuống Bát Tràng (khoảng 15 km) hoặc theo quốc lộ số 5 đến Trâu Quỳ rẽ về phía tay phải theo đường liên huyện qua xã Đa Tốn đến Bát Tràng (khoảng hơn 20 km). Hoặc từ trung tâm thành phố Hà Nội, nếu theo đường thủy có thể xuất phát từ bến Chương Dương dọc theo sông Hồng đến bến Đình Bát Tràng (cảng du lịch Bát Tràng) hoặc theo đường bộ, qua cầu Chương Dương hoặc cầu Long Biên dọc theo tuyến đê Long Biên-Xuân Quan (đê Tả Hồng) tới Cống Xuân Quan (công trình Đại thủy nông Bắc Hưng Hải) rồi rẽ tay phải đi khoảng 1 km sẽ tới Trung tâm làng cổ Bát Tràng. Hoặc từ quốc lộ 5 rẽ vào Trâu Quỳ qua xã Đa Tốn lên đê rẽ tay trái tới 1 km tới cống Xuân Quan rồi rẽ tay phải (cách trường Đại học Nông nghiệp I - Trâu Quỳ chỉ khoảng 7 km).

Ngày nay việc đến Bát Tràng rất thuận lợi vì từ năm 2006, công ty vận tải Hà Nội đã mở tuyến xe buýt 47 về đến Chợ Gốm Làng cổ Bát Tràng là điểm cuối bến.

Ở huyện An Lão, thành phố Hải Phòng có một xã tên gọi Bát Trang gần giống với Bát Tràng.

Sự ra đời làng Bát Tràng

Làng quê Việt Nam còn lưu lại nhiều làng nghề đặc sắc, góp phần điểm tô cho sự đa dạng phong phú của nền văn hóa nước ta. Một trong những làng nghề được lưu danh đó là Làng gốm Bát Tràng, một trong những làng nghề cho ra đời nhiều sản phẩm tinh tế, sống động, ắp đầy màu sắc quê hương.
Gốm Bát Tràng là tên gọi chung cho các loại đồ gốm được sản xuất tại làng gốm Bát Tràng thuộc xã Bát Tràng (gồm hai thôn Bát Tràng và Giang Cao thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội). Theo nghĩa Hán Việt, chữ Bát nghĩa là chén bát, đồ gốm và chữ Tràng (hay Trường) là chỗ đất dành riêng cho chuyên môn.

Có nhiều giả thuyết về sự ra đời của làng gốm Bát Tràng, trong đó có một giả thuyết đáng được quan tâm là Làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời hậu Lê, từ sự liên kết chặt chẽ giữa 5 dòng họ làm gốm nổi tiếng của làng Bồ Bát như Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm với họ Nguyễn (Nguyễn Ninh Tràng) ở đất Minh Tràng.

Gia phả một số dòng họ ở Bát Tràng như họ Trịnh, Lê, Vương, Phạm, Nguyễn... ghi nhận rằng, tổ tiên xưa từ Bồ Bát di cư ra đây (Bồ Bát là Bồ Xuyên và Bạch Bát). Vào thời Hậu Lê và đầu thời Nguyễn, xã Bồ Xuyên và trang Bạch Bát thuộc tổng Bạch Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên, trấn Thanh Hóa ngoại. Ngày nay, Bồ Xuyên và Bạch Bát là hai thôn của xã Yên Thành, huyện Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình. Theo truyền thuyết và gia phả một số dòng họ như họ Vũ ở Bồ Xuyên, cư dân Bồ Bát chuyên làm nghề gốm từ lâu đời. Điều này đã được xác nhận qua dấu tích của những lớp đất nung và mảnh gốm nằm dày đặc ở nhiều nơi trong vùng.

Từ khi vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long (năm 1010), Thăng Long trở thành trung tâm chính trị của nước Đại Việt. Một số thợ gốm Bồ Bát cũng đã di cư ra đây cùng họ Nguyễn Ninh Tràng lập lò gốm, gọi là Bạch Thổ phường (phường Đất Trắng). Những đợt di cư tiếp theo đã biến Bát Tràng từ một làng gốm bình thường trở thành một trung tâm gốm nổi tiếng, được triều đình chọn là nơi cung cấp đồ cống phẩm cho nhà Minh lúc bấy giờ.

Có lẽ vì vậy mà tên gọi Bát Tràng đã đi sâu vào tâm thức của người Việt, mỗi khi nhắc về các sản phẩm từ đất nung. Trong ca dao cổ vẫn còn câu:
"Trên trời có đám mây xanh
Chính giữa mây trắng
Xung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
Xây dọc rồi lại xây ngang
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân”


Để làm ra đồ gốm người thợ gốm phải qua các khâu chọn đất, xử lý và pha chế đất, tạo dáng, tạo hoa văn, phủ men và cuối cùng là nung sản phẩm. Kinh nghiệm truyền đời của dân làng gốm Bát Tràng là "Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò". Nghĩa là đất làm gốm phải được nén chặt, để đảm bảo độ rắn chắc cho sản phẩm. Kế đó là kỹ thuật tạo lớp men phủ (men trắng, men lam, men nâu, men xanh rêu, men rạn). Cuối cùng là kỹ thuật nung lò để có được sản phẩm hoàn chỉnh.

Người thợ gốm quan niệm sản phẩm gốm không khác nào một cơ thể sống, có sự kết hợp hài hòa của Ngũ hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ và trong đó còn mang cả yếu tố tinh thần, sự sáng tạo của con người. Tất cả hoà vào nhau để tạo nên một loại sản phẩm gốm đặc biệt, hài hòa về bố cục, màu sắc thanh nhã cùng với sự tinh tế của con người – gốm Bát Tràng.

Để có sức sống đầy xuân sắc hôm nay, người Bát Tràng ngoài cái tinh, cái nhạy còn tiềm ẩn một tình yêu da diết với nghề gốm cổ truyền. Bằng lòng yêu nghề và sự miệt mài lao động, tìm tòi sáng tạo, nghệ nhân Đào Văn Can đã tìm ra bí quyết men mờ, rạn của gốm cổ Việt, các nghệ nhân Lê Văn Vấn, Lê Văn Cam, Nguyễn Văn Khiếu... mỗi người một tìm tòi, phát hiện để góp những kiến thức, kinh nghiệm, phục chế các nước men gốm sứ Bát Tràng xưa. Những thành quả lao động sáng tạo của lớp nghệ nhân già cùng sức trẻ của Bát Tràng đã làm nên một thế giới đa dạng, sống động lấp lánh sắc màu từ nắm đất quê hương.

Lịch sử làng nghề Bát Tràng

Đại Việt sử ký toàn thư chép: Nhâm Thìn, Thiệu Phong năm thứ 12 (1352) mùa thu, tháng 7, nước lớn tràn ngập, vỡ đê xã Bát, Khối, lúa má chìm ngập. Khoái Châu, Hồng Châu và Thuận An bị hại nhất. Xã Bát là xã Bát Tràng, xã Khối là xã Thổ Khối, hai xã ven đê bên tả ngạn sông Nhị, tức sông Hồng ngày nay.
Cũng theo Đại Việt sử ký toàn thư thì năm 1376, trong một cuộc Nam chinh, đoàn chiến thuyền của vua Trần Duệ Tông xuất phát từ Thăng Long xuôi theo sông Nhị (sông Hồng) đi qua "bến sông xã Bát" tức bến sông Hồng thuộc xã Bát Tràng.
Dư địa chí của Nguyễn Trãi chép "Làng Bát Tràng làm đồ bát chén" và còn có đoạn "Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, Huê Câu thuộc huyện Văn Giang. Hai làng ấy cung ứng đồ cống cho Trung Quốc là 70 bộ bát đĩa, 200 tấm vải thâm"...

Nhưng theo những câu chuyện thu thập được ở Bát Tràng thì làng gốm này có thể ra đời sớm hơn. Tại Bát Tràng đến nay vẫn lưu truyền những huyền thoại về nguồn gốc của nghề gốm như sau:

Vào thời nhà Lý, có ba vị Thái học sinh là Hứa Vinh Kiều (hay Cảo), Đào Trí Tiến và Lưu Phương Tú (hay Lưu Vĩnh Phong) được cử đi sứ Bắc Tống. Sau khi hoàn tất sứ mệnh, trên đường trở về nước qua Thiều Châu (Quảng Đông) (hiện nay tại Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) gặp bão, phải nghỉ lại. Ở đây có lò gốm nổi tiếng, ba ông đến thăm và học được một số kỹ thuật đem về truyền bá cho dân chúng quê hương. Hứa Vĩnh Kiều truyền cho Bát Tràng nước men rạn trắng. Đào Trí Tiến truyền cho Thổ Hà (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) nước men sắc màu vàng đỏ. Lưu Phương Tú truyền cho Phù Lãng (huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) nước men màu đỏ màu vàng thẫm. Câu chuyện trên cũng được lưu truyền ở Thổ Hà và Phù Lãng với ít nhiều sai biệt về tình tiết. Nếu đúng vậy, nghề gốm Bát Tràng đã có từ thời nhà Lý, ngang với thời Bắc Tống nghĩa là trước năm 1127.

Theo ký ức và tục lệ dân gian thì trong số các dòng họ ở Bát Tràng, có dòng họ Nguyễn Ninh Tràng. Có ý kiến cho rằng Nguyễn Ninh Tràng là họ Nguyễn ở trường Vĩnh Ninh, một lò gốm ở Thanh Hoá, nhưng chưa có tư liệu xác nhận. Gia phả một số dòng họ ở Bát Tràng như họ Lê, Vương, Phạm, Nguyễn... ghi nhận rằng tổ tiên xưa từ Bồ Bát di cư ra đây (Bồ Bát là Bồ Xuyên và Bạch Bát). Vào thời Hậu Lê khoảng cuối thế kỉ thứ 14 - đầu thế kỉ 15 và đầu thời Nguyễn, xã Bồ Xuyên và trang Bạch Bát thuộc tổng Bạch Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên, trấn Thanh Hoá Ngoại. Ngày nay, Bồ Xuyên và Bạch Bát là hai thôn của xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, vùng này có loại đất sét trắng rất thích hợp với nghề làm gốm. Theo truyền thuyết và gia phả một số họ như họ Vũ ở Bồ Xuyên, ngày xưa cư dân Bồ Bát chuyên làm nghề gốm từ lâu đời. Điều này được xác nhận qua dấu tích của những lớp đất nung và mảnh gốm ken dày đặc tìm thấy nhiều nơi ở vùng này.

Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, Thăng Long trở thành trung tâm chính trị của nước Đại Việt. Do nhu cầu phát triển của kinh thành, nhiều thương nhân, thợ thủ công từ các nơi tìm về Thăng Long hành nghề và lập nghiệp. Sự ra đời và phát triển của Thăng Long đã tác động mạnh đến hoạt động kinh tế của các làng xung quanh, trong đó có làng Bát Tràng. Đặc biệt vùng này lại có nhiều đất sét trắng, một nguồn nguyên liệu tốt để sản xuất đồ gốm. Một số thợ gốm Bồ Bát đã di cư ra đây cùng họ Nguyễn Ninh Tràng lập lò gốm, gọi là Bạch Thổ phường (phường Đất Trắng). Những đợt di cư tiếp theo đã biến Bát Tràng từ một làng gốm bình thường đã trở thành một trung tâm gốm nổi tiếng được triều đình chọn cung cấp đồ cống phẩm cho nhà Minh.

Đến nay, chưa tìm thấy tư liệu lịch sử nào xác nhận tiểu sử của ba nhân vật trên cũng như khẳng định sự hình thành của làng. Những công trình khai quật khảo cổ học trong tương lai có thể cho thấy rõ hơn bề dày lịch sử và những di tích của làng gốm Bát Tràng. Chỉ có điều chắc chắn là gốm Bát Tràng xuất hiện từ rất sớm, vào giai đoạn cuối của Văn hoá Hoà Bình đầu Văn hoá Bắc Sơn. Trong quá trình phát triển nghề gốm, đương nhiên có nhiều quan hệ giao lưu với gốm sứ Trung Quốc và có tiếp nhận một số ảnh hưởng của gốm sứ Trung Quốc.
 
Thế kỉ 15–16
Một chiếc đỉnh bằng gốm tráng men trang trí đắp nổi rồng và nghê do thợ làng Bát Tràng chế tạo vào năm 1736, thời Cảnh Hưng.
Một chiếc đỉnh bằng gốm tráng men trang trí đắp nổi rồng và nghê do thợ làng Bát Tràng chế tạo vào năm 1736, thời Cảnh Hưng.
Tượng nghê bằng gốm do thợ gốm làng Bát Tràng làm thời Cảnh Hưng.
Tượng nghê bằng gốm do thợ gốm làng Bát Tràng làm thời Cảnh Hưng.
Chính sách của nhà Mạc đối với công thương nghiệp trong thời gian này là cởi mở, không chủ trương "ức thương" như trước nên kinh tế hàng hoá có điều kiện phát triển thuận lợi hơn; nhờ đó, sản phẩm gốm Bát Tràng được lưu thông rộng rãi. Gốm Bát Tràng thời Mạc có nhiều sản phẩm có minh văn ghi rõ năm chế tạo, tên người đặt hàng và người sản xuất. Qua những minh văn này cho thấy người đặt hàng bao gồm cả một số quan chức cao cấp và quý tộc nhà Mạc như công chúa Phúc Tràng, phò mã Ngạn quận công, Đà quốc công Mạc Ngọc Liễn, Mĩ quốc công phu nhân... Người đặt hàng trải ra trên một không gian rộng lớn bao gồm nhiều phủ huyện vùng đồng bằng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ.
 
Thế kỉ 16–17

Sau những phát kiến địa lí cuối thế kỉ 15, nhiều nước phát triển của Tây Âu tràn sang phương Đông. Các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp... thành lập công ty, xây dựng căn cứ ở phương Đông để buôn bán. Hoạt động mậu dịch hàng hải khu vực Đông Nam Á vốn có lịch sử lâu đời càng trở nên sôi động, lôi cuốn các nước trong khu vực vào hệ thống buôn bán châu Á và với thị trường thế giới đang hình thành.

Sau khi thành lập, nhà Minh (Trung Quốc) chủ trương cấm tư nhân buôn bán với nước ngoài làm cho việc xuất khẩu gốm sứ nổi tiếng của Trung Quốc bị hạn chế đã tạo điều kiện cho đồ gốm Bát Tràng mở rộng thị trường ở vùng Đông Nam Á. Khi nhà Minh (Trung Quốc) bãi bỏ chính sách bế quan toả cảng (1567) nhưng vẫn cấm xuất khẩu một số nguyên liệu và mặt hàng quan trọng sang Nhật Bản, đã tạo cho quan hệ buôn bán giữa Việt Nam và Nhật Bản đặc biệt phát triển, qua đó nhiều đồ gốm Bát Tràng được nhập cảng vào Nhật Bản.

Năm 1644 nhà Thanh (Trung Quốc) tái lập lại chính sách cấm vượt biển buôn bán với nước ngoài, cho đến năm 1684 sau khi giải phóng Đài Loan. Trong thời gian đó, một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có đồ gốm Bát Tràng không bị hàng Trung Quốc cạnh tranh nên lại có điều kiện phát triển mạnh.

Thế kỉ 15–17 là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất gốm xuất khẩu Việt Nam, trong đó ở phía bắc có hai trung tâm quan trọng và nổi tiếng là Bát Tràng và Chu Đậu-Mỹ Xá (các xã Minh Tân, Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Lúc bấy giờ, Thăng Long (Hà Nội) và Phố Hiến (nay thuộc tỉnh Hưng Yên) là hai đô thị lớn nhất và cũng là hại trung tâm mậu dịch đối ngoại thịnh đạt nhất của Đàng Ngoài. Bát Tràng có may mắn và thuận lợi lớn là nằm bên bờ sông Nhị (sông Hồng) ở khoảng giữa Thăng Long và Phố Hiến, trên đường thuỷ nối liền hai đô thị này và là cửa ngõ thông thương với thế giới bên ngoài. Qua thuyền buôn Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á và các nước phương Tây, đồ gốm Việt Nam được bán sang Nhật Bản và nhiều nước Đông Nam Á, Nam Á.

Các công ty phương Tây, nhất là Công ty Đông Ấn của Hà Lan, trong phương thức buôn bán "từ Ấn Độ (phương Đông) sang Ấn Độ", đã mua nhiều đồ gốm Việt Nam bán sang thị trường Đông Nam Á và Nhật Bản.
 
Cuối thế kỉ 17& đầu thế kỉ 18

Việc xuất khẩu và buôn bán đồ gốm Việt Nam ở Đông Nam Á bị giảm sút nhanh chóng vì sau khi Đài Loan được giải phóng (1684) và triều Thanh bãi bỏ chính sách cấm vượt biển buôn bán với nước ngoài. Từ đó, gốm sứ chất lượng cao của Trung Quốc tràn xuống thị trường Đông Nam Á và đồ gốm Việt Nam không đủ sức cạnh tranh. Nhật Bản, sau một thời gian đóng cửa để bảo vệ các nguyên liệu quý như bạc, đồng, đã đẩy mạnh được sự phát triển các ngành kinh tế trong nước như tơ lụa, đường, gốm sứ... mà trước đây phải mua sản phẩm của nước ngoài.

Thế kỉ 18–19
Tượng hổ bằng gốm do thợ gốm làng Bát Tràng làm thời Cảnh Hưng.
Tượng hổ bằng gốm do thợ gốm làng Bát Tràng làm thời Cảnh Hưng.
Một số nước phương Tây đi vào cuộc cách mạng công nghiệp với những hàng hoá mới cần thị trường tiêu thụ rộng lớn. Tình hình kinh tế đó cùng với chính sách hạn chế ngoại thương của các chính quyền Trịnh, Nguyễn trong thế kỉ 18 và của nhà Nguyễn trong thế kỉ 19 đã làm cho quan hệ mậu dịch đối ngoại của Việt Nam sa sút và việc xuất khẩu đồ gốm cũng bị suy giảm. Đó là lí do khiến một số làng nghề gốm bị gián đoạn sản xuất (như làng gốm Chu Đậu-Mỹ Xá). Gốm Bát Tràng tuy có bị ảnh hưởng, nhưng vẫn giữ được sức sống bền bỉ nhờ có một thị trường tiêu thụ rộng rãi trong nước với những đồ gia dụng, đồ thờ, đồ trang trí và gạch xây rất cần thiết cho mọi tầng lớp xã hội từ quý tộc đến dân thường. Trong giai đoạn này, gốm Bát Tràng xuất khẩu giảm sút, nhưng làng gốm Bát Tràng vẫn là một trung tâm sản xuất gốm truyền thống có tiếng trong nước.
 
Thế kỉ 19 đến nay

Trong thời Pháp thuộc, các lò gốm Bát Tràng tuy bị một số xí nghiệp gốm sứ và hàng ngoại nhập cạnh tranh nhưng vẫn duy trì được hoạt động bình thường.
Sau Chiến tranh Đông Dương (1945–1954), năm 1957, 10 cá nhân là địa chủ, con địa chủ của thôn Giang Cao(sau cải cách ruộng đất năm 1955) góp vốn thành lập công ty gốm Trường Thịnh, để sản xuất gốm sứ dân dụng phục vụ xã hội, đây là nền tảng khởi đầu cho Xí nghiệp sứ Bát Tràng. Năm 1958 nhà nước làm công tư hợp doanh, chuyển đổi công ty gốm Trường Thịnh thành Xí nghiệp sứ Bát Tràng, thuê công nhân thôn Bát Tràng vào làm việc. Với cơ sở vật chất đầy đủ, nhân công Bát Tràng được thử nghiệm, thực hành, sáng tạo trên cơ sở sự chịu khó, cần cù đã tạo nên được một thế hệ có tay nghề gốm vững chãi. Cùng lúc đó một số hợp tác xã như Hợp Thành (1962), đóng ở phần đất gần với xã Đa Tốn, Hưng Hà (1977), Hợp Lực (1978), Thống Nhất (1982), Ánh Hồng (1984) và Liên hiệp ngành gốm sứ (1984)Xí nghiệp X51, X54 (1988)... Các cơ sở sản xuất trên cung cấp hàng tiêu dùng trong nước, một số hàng mĩ nghệ và một số hàng xuất khẩu. Những nghệ nhân nổi tiếng như của Bát Tràng như Đào Văn Can, Nguyễn Văn Khiếu, Lê Văn Vấn, Lê Văn Cam... đào tạo được nhiều thợ gốm trẻ cung cấp cho các lò gốm mới mở ở các tỉnh.
Sau năm 1986 làng gốm Bát Tràng có sự chuyển biến lớn theo hướng kinh tế thị trường. Các hợp tác xã lần lượt giải thể hoặc chuyển thành công ty cổ phần, những công ty lớn được thành lập nhưng vẫn còn tồn tại nhiều tổ sản xuất và phổ biến là những đơn vị sản xuất nhỏ theo hộ gia đình. Xã Bát Tràng nay đã trở thành một trung tâm gốm lớn.
Hiện nay, sản phẩm gốm Bát Tràng càng ngày càng phong phú và đa dạng. Ngoài các mặt hàng truyền thống, các lò gốm Bát Tràng còn sản xuất nhiều sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong Việt Nam như các loại ấm chén, bát đĩa, lọ hoa... kiểu mới, các vật liệu xây dựng, các loại sứ cách điện... và các sản phẩm xuất khẩu theo đơn đặt hàng của nước ngoài. Sản phẩm Bát Tràng có mặt trên thị trường cả nước và được xuất khẩu sang nhiều nước châu Á, châu Âu. Bát Tràng cuốn hút nhiều nhân lực từ khắp nơi về sáng tác mẫu mã mới và cải tiến công nghệ sản xuất. Một số nghệ nhân đã bước đầu thành công trong việc khôi phục một số đồ gốm cổ truyền với những kiểu dáng và nước men đặc sắc thời Lý, Trần, Lê, Mạc...